✔️ Thành lập địa điểm kinh doanh là gì?
Chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh đều được xem là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi loại hình sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Khác với việc không được thực hiện chức năng kinh doanh của văn phòng đại diện. Khi công ty thành lập địa điểm kinh doanh thì đây chính là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
✔️ Đặc điểm của địa điểm kinh doanh
- Địa điểm kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu, thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định của công ty và nội dung đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty
- Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, không phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế và mở sổ sách kế toán riêng.
- Mức lệ phí môn bài áp dụng cho địa điểm kinh doanh là 1.000.000 đồng/năm theo quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP.
✔️ Những vấn đề cần lưu ý khi thành lập Địa điểm kinh doanh
- Trước đây, theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp chỉ được phép thành lập trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh thì hiện nay theo quy định của Nghị định 108/2018/NĐ-CP, từ ngày 10/10/2018, doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh của công ty hoặc của chi nhánh khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Doanh nghiệp cần lưu ý tên của địa điểm phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
- Tên của địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở của địa điểm kinh doanh.
✔️ Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh?
✅ Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh:
- Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh.
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP của người đứng đầu chi nhánh.
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty.
- Văn bản uỷ quyền cho người được uỷ quyền thực hiện thủ tục.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục.
✅ Số lượng hồ sơ lập địa điểm kinh doanh
01 bộ
✅ Nơi tiếp nhận hồ sơ mở địa điểm kinh doanh
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi thành lập địa điểm kinh doanh
✅ Thời hạn giải quyết hồ sơ lập địa điểm kinh doanh:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo bằng văn bản nêu rõ những nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Xem thêm
Những lưu ý khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Dịch vụ thay đổi địa chỉ công ty
✔️ Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh
- Tư vấn và soạn thảo hồ sơ, tài liệu thành lập địa điểm kinh doanh.
- Đại diện Khách hàng nộp hồ sơ tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; theo dõi, cập nhật và giải trình hồ sơ (nếu có).
- Nhận kết quả tại Cơ quan Nhà nước.
- Bàn giao kết quả và hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh lưu trữ.
- Công bố thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Hỗ trợ Quý Khách hàng sau khi thành lập địa điểm kinh doanh.
Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn tất cả các vấn đề liên quan đến việc thành lập địa điểm kinh doanh của công ty. Như: cách đặt tên làm sao để phù hợp với quy định của pháp luật, địa điểm kinh doanh phải đặt ở đâu,…Quý Khách sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc tìm hiểu quy định pháp luật để soạn thảo hồ sơ cho phù hợp cũng như tiết kiệm được chi phí đi lại khi phải giải trình hoặc sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
✔️ Liên hệ dịch vụ thay đổi địa chỉ công ty
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ, QUÝ KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE: 0964 434 133. CHÚNG TÔI RẤT SẴN SÀNG HỖ TRỢ GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO QUÝ KHÁCH