Địa chỉ: 1 Lê Thành Phương, Nguyễn Văn Cừ, TP. Quy Nhơn, Bình Định

Email: contact@dichvuthanhlapcongtyaz.com

Thời gian làm việc:
Thứ Hai - Thứ Sáu: 08:00 - 17:30

Dịch VụThay Đổi

Thay Đổi Vốn Điều Lệ Của Công Ty

✔️ Khi nào công ty cần phải thay đổi vốn điều lệ?

Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Doanh nghiệp tư nhân chỉ phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi vốn điều lệ với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Cụ thể như việc tăng vốn điều lệ công ty cổ phần nếu doanh nghiệp muốn tăng vốn đầu tư cao hơn vốn đầu tư đã đăng ký trước đó.

✔️ Vốn điều lệ của công ty là gì? Lưu ý khi thay đổi vốn điều lệ

Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Vốn điều lệ tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần”

Đối với doanh nghiệp tư nhân, vốn hoạt động của doanh nghiệp không gọi là vốn điều lệ mà gọi là vốn đầu tư của chủ sở hữu, do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư.

✔️ Hình thức tăng giảm vốn điều lệ công ty

Tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp, pháp luật quy định những hình thức tăng giảm vốn điều lệ khác nhau. Cụ thể:

✅ Đối với Công ty TNHH một thành viên

➡️ Tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên:

Công ty TNHH một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.

➡️ Giảm vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên:

Công ty TNHH một thành biên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau:

◼️ Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;

◼️ Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thành toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật Doanh nghiệp.

✅ Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên

➡️ Tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên:

Công ty TNHH hai thành viên trở lên tăng vốn điều lệ trong trường hợp:

◼️ Tăng vốn góp của thành viên.

◼️ Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

➡️ Giảm vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên:

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp:

◼️ Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trongvốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

◼️ Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy địnhtại Điều 51 của Luật Doanh nghiệp 2020;

◼️ Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Xem thêm

Điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng

So sánh hình thức hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc

Nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

✅ Đối với Công ty Cổ phần

➡️ Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần:

Công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ bằng cách:

◼️ Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;

◼️ Chào bán cổ phần riêng lẻ;

◼️ Chào bán cổ phần ra công chúng;

◼️ Tăng vốn do chi trả cổ tức bằng cổ phần.

➡️ Giảm vốn điều lệ công ty cổ phần:

Công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ bằng cách:

◼️ Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trongcông ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;

◼️ Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật Doanh nghiệp 2020 (mua lại theo yêu cầu của cổ đông hoặc mua lại theo quyết định của công ty);

◼️ Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Xem thêm

Ngành du lịch lữ hành bao gồm những ngành nào?

Dịch vụ thành lập công ty xây dựng uy tín

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?

✔️ Thủ tục tăng giảm vốn điều lệ

✅ Thành phần hồ sơ tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần:

  1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về tăng/giảm vốn điều lệ;
  2. Biên bản của về việc tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ công ty.
  3. Quyết định thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về việc tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần.
  4. Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (đối với trường hợp Công ty TNHH hai thành viên trở lên tiếp nhận thêm thành viên mới);
  5. Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân đối với thành viên mới là cá nhân hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký thành lập hoặc giấy tờ tương đương khác đối với thành viên mới là tổ chức (nếu có), kèm theo là quyết định uỷ quyền và giấy tờ chứng thực của cá nhân là đại diện quản lý phần vốn góp của tổ chức tại công ty.
  6. Tài liệu khác (tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể)
  7. Trường hợp không phải Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì phải có Văn bản uỷ quyền cho người được uỷ quyền thực hiện thủ tục;
  8. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục.

✅ Số lượng hồ sơ thay đổi vốn điều lệ công ty:

01 bộ

✅ Nơi tiếp nhận hồ sơ tăng vốn điều lệ:

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở doanh nghiệp

✅ Thời hạn giải quyết tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần/TNHH:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo bằng văn bản nêu rõ những nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp tư nhân.

✔️ Lưu ý sau khi tăng vốn điều lệ Công ty cổ phần/TNHH

Hiện nay, pháp luật quy định mức thu lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp được xác định dựa trên số vốn điều lệ đăng ký. Do đó, khi thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp có thể sẽ thuộc mức đóng lệ phí môn bài khác nên doanh nghiệp cần lưu ý để thực hiện đóng đầy đủ cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể, mức đóng lệ phí môn bài được xác định như sau:

STTSố vốn điều lệ đăng kýMức thu lệ phí môn bài tương ứng
1Trên 10 tỷ đồng3.000.000 đồng/năm
2Từ 10 tỷ đồng trở xuống2.000.000 đồng/năm
3Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác1.000.000 đồng/năm

Đối với trường hợp góp vốn khi đăng ký thành lập công ty, pháp luật quy định thời hạn góp vốn là trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với việc góp vốn để tăng vốn điều lệ, chủ sở hữu/các thành viên/cổ đông phải hoàn tất các thủ tục góp vốn/mua cổ phần trước khi thực hiện thủ tục thông báo thay đổi vốn điều lệ với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

✔️ Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ Hưng Phước

  • Tư vấn và Soạn thảo hồ sơ, tài liệu để tăng vốn điều lệ công ty cổ phần tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Đại diện Khách hàng nộp hồ sơ tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; theo dõi, cập nhật và giải trình hồ sơ tăng vốn điều lệ (nếu có).
  • Nhận kết quả tại Cơ quan Nhà nước.
  • Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp về thay đổi vốn điều lệ công ty trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Bàn giao kết quả và hồ sơ lưu trữ.
  • Hỗ trợ Quý Khách hàng sau khi thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH/cổ phần.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ, QUÝ KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE: 0964 434 133. CHÚNG TÔI RẤT SẴN SÀNG HỖ TRỢ GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO QUÝ KHÁCH.

Đánh Giá
[Tổng cộng: 0 Trung bình: 0]

TƯ VẤN  NGAY

Hãy để chúng tôi mang lại những giá trị cho bạn

error: Protected