Nhiều người cho con đi du học là vì sính ngoại. Vì con học không tốt, vì để bằng con nhà người ta. Nhưng khi ra nước ngoài, liệu con mình có được như những gì mà người ta mong chờ? Hay mọi người đang có những lầm tưởng không đúng về du học?
Cảm thấy hạnh phúc vì được giúp đỡ
Khi ở nhà sống cùng với gia đình, mọi việc lớn nhỏ trong nhà hầu như bạn đều được bố mẹ lo cho từ A-Z. Nhưng sang nước ngoài du học, một thân một mình ở một đất nước hoàn toàn xa lạ, các bạn sẽ phải tự mình lo toàn bộ mọi thứ.
Lúc ấy sẽ không có sự giúp đỡ của bất kỳ thành viên nào trong gia đình bạn. Chỉ cần nghe thôi cũng đủ thấy một loạt những khó khăn trước mắt. Mọi việc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày đã phải tự lo liệu. Đến vấn đề đi lại cũng không thông thạo thì việc lạc đường khó có thể tránh khỏi.
Nên chỉ cần được bất kỳ một ai giúp đỡ, bạn cũng sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Mới thấy rõ ràng tình người ấm áp nhất là khi một thân một mình bên xứ người. Nhận được lòng tốt bình dị của một người không phải bố, không phải mẹ. Cũng không phải anh em bạn bè.
Du học không đồng nghĩa với tự do
Đa số rất nhiều bạn đi du học thường tưởng tượng rằng sống ở nước ngoài, có thể tránh được sự kiểm soát của gia đình thì sẽ vui. Nhưng bạn cứ thử nghĩ xem, đi học đã vất vả, về đến nhà lại chỉ có một mình. Còn ở Việt Nam, tuy bị kiểm soát nhưng bạn có sự chăm sóc của gia đình, sự quan tâm của bạn bè.
Du học không đồng nghĩa với tương lai tươi sáng
Du học sinh hiện nay rất đông, nếu chỉ cầm một tấm bằng đại học bình thường ở nước ngoài về, bạn chắc chắn vẫn phải “nai lưng” ra vật vã mà tìm việc. Du học sinh sống lâu ở nước ngoài nên đôi lúc tư tưởng có thể sẽ hơi xa rời thực tế ở Việt Nam. Thêm vào đó, rất nhiều công ty từ nhỏ tới lớn cũng có vẻ sẽ cân nhắc rất kĩ càng khi tuyển dụng. Đối với những bạn với mác “du học sinh”, vì sợ đòi hỏi hay nhảy việc nhiều.
Một tấm bằng nước ngoài và ngoại ngữ chỉ giúp các bạn có lợi thế phần nào. Ở Việt Nam, có nhiều thứ ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn. So với ở nước ngoài thì công cuộc tìm việc gian nan thế nào chắc bạn cũng nghe qua. Vì thế đừng ảo tưởng về bằng cấp nước ngoài.
Dù có học xa nhà ở Việt Nam thì vẫn có cảm giác đây là nhà mình. Bước chân ra đường là được nghe thấy tiếng Việt. Khi ở nước ngoài. Nếu bạn không mạnh mẽ và cố gắng hoà nhập thì bạn sẽ mãi chỉ nhận được sự thờ ơ, ghẻ lạnh thôi.
Du học không đồng nghĩa là có chuyên môn giỏi hơn người khác
Không thể phủ nhận, các nước như Mỹ, Anh, Úc có nền giáo dục tốt hơn Việt Nam. Đặc biệt, họ chú trọng vào thực tiễn hơn là lí thuyết suông như ở Việt Nam. Thế nhưng, không phải du học sinh nào cũng có chuyên môn cao khi ra trường. Chuyên môn, kỹ năng là yếu tố mà cần tự bản thân rèn luyện, tìm hiểu. Nó bao gồm những vấn đề đơn giản đến phức tạp trong học tập và làm việc.
Hơn nữa, khả năng tiếng Anh hạn chế của đa số du học sinh cũng. Đó là trở ngại trong việc tiếp thu đầy đủ và nghiên cứu chuyên sâu các kiến thức được học. So với cả bạn học nước ngoài lẫn sinh viên trong nước.
Cảm thấy bản thân trở nên trưởng thành
Nếu cứ mãi ở nhà được sự bao bọc của gia đình, được bố mẹ chăm lo cho từng tí một thì bạn sẽ không thể rèn được tính tự lập cho bản thân mình. Nhưng khi đi du học tại nước ngoài, mọi thứ hoàn toàn thay đổi.
Lúc ấy tất nhiên khi phải tự lo từ việc đóng học phí, đến việc mua đồ dùng sinh hoạt hàng ngày,… Tự động các bạn du học sinh sẽ rèn được tính độc lập, tự chủ. Và thấy mình trưởng thành hơn hẳn. Đó mới chính là điều mà những người đã từng đi du học mới thấu hiểu được.
Đặc biệt, nếu mà đi học sớm như mình thì quá trình học sẽ được rút ngắn lại, và mình sẽ được ra trường sớm hơn các bạn cùng trang lứa. Trong khi mình ra trường đi làm, kiếm được thu nhập rồi. Thì bạn của mình ở Việt Nam vẫn còn đang phải ngày ngày đến lớp. Bố mẹ vẫn phải chu cấp tiền hàng tháng để đóng tiền học và chi tiêu sinh hoạt hàng ngày.
Xem thêm
Những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần
Điều kiện mở công ty tư vấn du học
Khi nào công ty bạn cần phải thay đổi vốn điều lệ?
Nhưng lại… dau đầu khi nhắc đến vấn đề tài chính
Nếu đã xác định du học các quốc gia Anh, Úc, Mỹ, New Zealand hay Canada theo diện tự túc. Thì dù là con của các gia đình có điều kiện. Thì vấn đề tài chính vẫn là nỗi lo mà du học sinh thường gặp phải. Khi ở cùng với gia đình thì ngoài tiền học phí bắt buộc phái xin thì ngoài ra, bố mẹ còn cho các bạn tiền tiêu vặt, mua sắm.
Nhưng khi đã đi du học, nhiều bạn giải quyết vấn đề bằng cách đi làm thêm. Nhưng không phải quốc gia nào cũng cho phép du học sinh làm thêm ngoài giờ lên lớp. Dù thế nào thì bạn cũng nên có kế hoạch định lượng chi tiêu cho từng tháng. Tánh những trường hợp kể trên. Hơn nữa, nếu đã xác định đi làm thêm thì bạn cần phải cân bằng được giữa học và làm. Để không ảnh hưởng đến kết quả học tập trên lớp.
Du học không đồng nghĩa với “mức lương khủng” sau khi ra trường
Bạn đầu tư rất nhiều vào chi phí du học. Do đó hiển nhiên bạn mong muốn có mức lương phù hợp với khả năng chuyên môn và đầu tư đã bỏ ra. Thế nhưng, khi bạn chưa chứng tỏ được giá trị của bản thân thì với nhà tuyển dụng, bằng cấp cũng chỉ là tờ giấy. Và mức lương đối với 1 sinh viên mới ra trường dù mới du học về vẫn bằng 1 sinh viên ở Việt Nam. Một vấn đề đáng lưu ý là liệu bạn có khả năng biến những kiến thức bạn được học trở nên phù hợp. Để áp dụng được ở Việt Nam hay không?