Địa chỉ: 1 Lê Thành Phương, Nguyễn Văn Cừ, TP. Quy Nhơn, Bình Định

Email: contact@dichvuthanhlapcongtyaz.com

Thời gian làm việc:
Thứ Hai - Thứ Sáu: 08:00 - 17:30

BlogXây Dựng - Nội Thất

Thiết Kế Hành Lang Hợp Phong Thủy Nhà Cửa

Khi bạn đang đọc bài này và ngôi nhà của bạn đã được xây xong và nếu nhìn lại ngôi nhà mình có vẻ không được thiết kế xây dựng giống như bài viết này thì cũng đừng quá bận tâm. Nếu cuộc sống bạn vẫn đang tốt thì không nhất thiết là yếu tố phong thủy hành lang này. Sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của mình trong chính ngôi nhà của mình. Vì có thể những yếu tố phong thủy khác trong ngôi nhà bạn. Đã phát huy rất tốt nên đã áp đảo cả những sai sót nhỏ này. Như phong thủy phòng ngủ, phong thủy phòng khách, phong thủy nhà bếp,…. Và từ “hành lang” không còn quá xa lạ với những ngôi nhà ống, đó có thể hình dung là lối đi dẫn đến các căn phòng của ngôi nhà. Ngoài công dụng xây hành lang để tạo lối đi đến các phòng trong nhà. Thì hành lang còn giúp lưu thông khí khắp các phòng trong nhà dễ hơn. Bài viết này chia sẻ những kiến thức về phong thủy hành lang để bạn có cái nhìn mới về lối đi dẫn đến các phòng trong ngôi nhà sao cho thật là tiện lợi đồng thời giúp khí trong nhà được lưu thông khắp nhà.

Lưu ý cách thiết kế hành lang theo phong thủy

Hành lang nên được thiết kế về 1 bên của ngôi nhà

– Các hướng Nam, Tây Nam, Đông, Đông Nam là các hướng sẽ tránh được ánh nắng vì Mặt Trời lặn hướng Tây và nắng chiều rất là gắt. Và theo như phong thủy nhà cửa đã viết thì 4 hướng này sẽ giúp may mắn đến cho gia chủ nhiều hơn. Trong phong thủy nhà ở thì việc thiết kế hành lang mà nằm giữa 2 căn phòng. Như thiết kế dãy nhà trọ với 2 bên hành lang là 1 dãy phòng thì là điều không tốt dành cho ngôi nhà.

– Vì thiết kế như trên thì sẽ gây khó khăn cho việc đi ra sẽ dễ va chạm

Khu vực hành lang không nên có xà ngang bắt qua

– Hãy cố gắng thiết kế khu vực hành lang không có 1 cây xà ngang nào bắt qua.

– Nếu đã lỡ có xà ngang bắt qua thì bạn có thể hóa giải bằng cách lắp thêm trần giả bằng các loại nhẹ như thạch cao, nhựa.

– Vì nếu có xà ngang bắt qua thì thành viên trong nhà khi đi qua sẽ có cảm giác bị chế ngự. Và ngoài ra còn ảnh hưởng tới sức khỏe và tài vận.

Ánh sáng hành lang

– Khu vực hành lang phải luôn sáng sửa, tránh âm u. Vì lối đi này nhằm thiết kế cho khí lưu thông khí trong nhà đến các phòng.

Nếu không thể mở cửa sổ ở hành lang thì ta nên mở đèn 24/24. Để hành lang luôn luôn sáng.

– Không nên dùng ánh sáng tím, xanh lá vì sẽ gây khó chịu cho mắt. Nên chọn ánh sáng vàng hoặc ánh sáng trắng.

– Nếu để hành lang tối thì khí xấu sẽ tích tụ nhiều. Và khó khăn trong việc di chuyển.

Bố trí đồ vật ở hành lang

– Không nên thiết kế hành lang là một đường dài thẳng tấp và “sâu thẳm”.

– Nên có lối cầu thang cắt ngang lối của hành lang, một sảnh chung,..

– Không nên thiết kế hành lang bị cụt (bị ngăn bởi 1 căn phòng riêng)

– Nên bố trí gương ở cuối hành lang hoặc chỗ rẽ của hành lang. Để phản chiếu, tạo cảm giác không gian được rộng hơn. Ngoài ra theo phong thủy đặt gương ở hành lang. giúp tăng thêm lượng khí tốt cho ngôi nhà. Bạn cũng có thể đặt vài chậu cây xanh để có thêm oxi.

Đánh Giá
[Tổng cộng: 1 Trung bình: 5]

TƯ VẤN  NGAY

Hãy để chúng tôi mang lại những giá trị cho bạn

error: Protected