Bên cạnh lĩnh vực an toàn thực phẩm, Phòng cháy chữa cháy cũng là một lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người, an ninh trật tự của cộng đồng và xã hội. Do vậy, pháp luật quy định những điều kiện cụ thể đối với từng loại hình cơ sở, công trình để đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy. Trước khi bạn tìm đến dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy, hãy tìm hiểu các thủ tục cần thiết trong quá trình làm giấy phòng cháy chữa cháy.
✔️ Các trường hợp phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Những đối tượng phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy khi hoạt động kinh doanh – dịch vụ thuộc danh mục cơ sở do Cơ quan Công an quản lý dưới đây:
▪️ Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
▪️ Phòng khám đa khoa, chuyên khoa cao từ 03 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
▪️ Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cao từ 03 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên; quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thuỷ cung cao từ 03 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên
▪️ Trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hoá, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng diện tích kinh doanh từ 300m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3
▪️ Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 03 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
▪️ Nhà làm việc của doanh nghiệp cao từ 05 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên.
▪️ Trung tâm thể dục, thể thao có khối tích từ 1.500 m3 trở lên.
▪️ Cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
▪️ Gara để xe có sức chứa từ 10 xe ô tô trở lên; bãi trông giữ xe được thành lập theo quy định của pháp luật có sức chứa từ 20 xe ô tô trở lên.
▪️ Cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ, kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, cảng xuất nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, kho vũ khí, công cụ hỗ trợ.
▪️ Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phầm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền, kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu; cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 150 kg trở lên.
▪️ Cơ sở sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B; hạng nguy hiểm cháy, nổ C có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 2.500 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 5.000 m3 trở lên.
▪️ Kho hàng hoá, vật tư cháy được hoặc hàng hoá vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; bãi chứa hàng hoá, vật liệu, phế liệu được có diện tích từ 1.000 m2 trở lên.
▪️ Nhà ở để kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, chất dễ cháy, hàng hoá đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình có tổng diện tích sản xuất, kinh doanh từ 300 m2 trở lên.
▪️ Tuỳ vào quy mô, diện tích của cơ sở sản xuất, kinh doanh, các đối tượng trên phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC hoặc phải được phê duyệt phương án phòng cháy chữa cháy của cơ sở.
✔️ Điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở
✏ Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an.
✏ Có lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở. Được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
✏ Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy.
✏ Hệ tống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải đảm bảo an toàn về PCCC phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an.
✏ Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cở dữ liệu về PCCC. Và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện PCCC, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng. Chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an.
✏ Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có).
✔️ Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC
Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
✔️ Hồ sơ cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy đủ các điều kiện sau
☑ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC.
☑ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
☑ Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về Phòng chay chữa cháy.
☑ Văn bản nghiệm thu về PCCC.
☑ Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở.
☑ Danh sách lực lượng PCCC cơ sở.
☑ Phương án phòng cháy chữa cháy của cơ sở.
✔️ Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy của Hưng Phước
◽️ Khảo sát thực tế và thu thập thông tin.
◽️ Tư vấn cho khách hàng về PCCC.
◽️ Lập hồ sơ xin phép PCCC để cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho nhân viên ở cơ sở.
◽️ Soạn thảo hồ sơ để xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC.
◽️ Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
◽️ Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng..